NHỮNG ĐỊA ĐIỆM DU LỊCH KHÔNG THỂ BỎ QUA

VIỆT NAM

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ  S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giápTrung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Việt Nam là đầu mối giao thông từ  Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;

Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố.

Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương. Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.

Việt Nam là đất nước tươi đẹp gồm rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận làm 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vào ngày 11/11/2011.

THÁI LAN

Thái Lan theo tiếng Thái có nghĩa là “xứ sở tự do”. Trải qua 800 năm lịch sử, Thái Lan tự hào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân hóa. Thái Lan có thể chế quân chủ nghị viện từ năm 1932. Người Thái có truyền thống tôn sùng hoàng gia nên Vua rất được tôn kính và sùng bái.

Vương quốc Thái Lan – đất nước của những ngôi đền biểu trưng cho nền văn hoá nông nghiệp – Phật giáo. Tuy chỉ rộng hơn Việt Nam một chút, nhưng lại ít dân hơn – 64 triệu người. Thái Lan có biên giới tiếp giáp với bốn nước trong đó phía Nam là Malaysia, phía Tây là Myanmar, hướng Đông Bắc là Lào, và phía Đông Nam giáp với Campuchia. Chính vì vậy Thái Lan là nước có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau trong cùng khu vực Đông Nam á, hơn nữa với bản tính thân thiện của người dân, Thái Lan được mệnh danh là “Đất nước của những nụ cười”. Nhưng sẽ thật thiếu sót khi nói về Thái Lan mà không đề cập đến những món ăn độc đáo vì có cả vị chua, ngọt mà vẫn giữ được vị cay và hương thơm đặc trưng của món ăn.

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt : Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32 độ C vào tháng 12 và lên tới 35 độ C vào tháng 4 hàng năm.

MALAYSIA

Malaysia (tiếng Mã Lai: Malaysia; tiếng Trung: 马来西亚; bảng chữ cái Jawi: مليسيا; phiên âm tiếng Việt: Ma-lai-xi-a) là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á. Quốc gia bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là 329.847 km2 (127.350 sq mi). Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảo và Borneo thuộc Malaysia. Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Indonesia, và Brunei, trong khi có biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam, và Philippines. Thành phố thủ đô là Kuala Lumpur, song nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang là Putrajaya. Năm 2010, dân số Malaysia là 28,33 triệu, trong đó 22,6 triệu sinh sống tại phần Bán đảo. Malaysia có điểm cực nam của đại lục Á-Âu là Tanjung Piai. Malaysia là một quốc gia nhiệt đới, là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên Trái Đất, với nhiều loài đặc hữu.

Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực, và từ thế kỷ XVIII, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các lãnh thổ đầu tiên của Anh Quốc được gọi là Các khu định cư Eo biển. Các lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya vào năm 1948, và giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaya hợp nhất với Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, với từ si được thêm vào quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong chính trị quốc gia. Hiến pháp tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo trong khi bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Hệ thống chính quyền của Malaysia có mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster và hệ thống pháp luật dựa trên thông luật. Nguyên thủ quốc gia là quốc vương, được gọi là Yang di-Pertuan Agong. Người này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của chín bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm. Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng.

Kể từ khi độc lập, Malaysia trở thành một trong những nước có hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% trong gần 50 năm. Về truyền thống, yếu tố thúc đẩy kinh tế Malaysia là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, song quốc gia cũng phát triển các lĩnh vực khoa học, du lịch, thương mại hay du lịch y tế. Ngày nay, Malaysia có một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, có GDP danh nghĩa xếp thứ ba tại Đông Nam Á và xếp thứ 29 trên thế giới. Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao Đông Á và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, và là một thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Thịnh vượng chung các quốc gia, và Phong trào không liên kết.

INDONESIA

Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia) trước đó trong tài liệu tiếng Việt quốc gia này từng được gọi là Nam Dương, là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo”, lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo và với dân số khoảng 255 triệu người (năm 2015), đứng thứ tư thế giới về dân số.

Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp Indonesia không đề cập tới tôn giáo này là quốc giáo (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo giống như các nước Tây Á và Bắc Phi). Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea, Đông Timor và Malaysia, ngoài ra giáp các nước Singapore, Philippines, Úc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Thủ đô là Jakarta và đây cũng đồng thời là thành phố lớn nhất. Indonesia là một thành viên sáng lập của ASEAN và là thành viên của G-20 nền kinh tế lớn. Nền kinh tế Indonesia lớn thứ 16 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và thứ 8 theo Sức mua tương đương, tuy nhiên do dân số đông nên GDP bình quân đầu người vẫn chỉ ở mức trung bình thấp.

Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng ít nhất từ thế kỷ VII, khi Vương quốc Srivijaya có hoạt động thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ. Những vị vua cai trị địa phương dần tiếp thu văn hóa, tôn giáo và các mô hình chính trị Ấn Độ từ những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên, và các vương quốc Ấn Độ giáocũng như Phật giáo đã bắt đầu phát triển. Lịch sử Indonesia bị ảnh hưởng bởi các cường quốc nước ngoài muốn nhòm ngó các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Các nhà buôn Hồi giáo đã đưa tới Đạo Hồi, và các cường quốc Châu Âu đã tranh giành để độc chiếm lĩnh vực thương mại trên các hòn đảo Hương liệu Maluku trong Thời đại Khám phá. Sau ba thế kỷ rưỡi dưới ách thực dân Hà Lan,Indonesia đã giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó lịch sử Indonesia rơi vào cảnh biến động với các nguy cơ từ các thảm hoạ thiên nhiên, nạn tham nhũng và chia rẽ cũng như một quá trình dân chủ hoá, và các giai đoạn thay đổi kinh tế nhanh chóng.

Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt. Người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất. Với tư cách là một nhà nước duy nhất và một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo, và một lịch sử thực dân cùng những cuộc nổi dậy chống lại nó.

Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia“Bhinneka tunggal ika” (“Thống nhất trong đa dạng”, theo nghĩa đen “nhiều, nhưng là một”), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị. Dù có dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, Indonesia vẫn có nhiều khu vực hoang vu và là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng thứ hai thế giới. Nước này rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có một lãnh thổ rộng nhất trong các nước Đông Nam Á, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.

HÀN QUỐC

Đại Hàn Dân Quốc (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國/ Daehan Minguk), gọi tắt là Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại Hàn, Cộng hòa Triều Tiên là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên. phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.

Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ đầy đủ và theo chế độ cộng hòa tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốclà nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.

NHẬT BẢN

Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本; tên chính thức 日本国 Nippon-koku hoặc Nihon-koku, “Nhật Bản Quốc”) là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của Mặt Trời”, và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh “Đất nước Mặt Trời mọc“.

Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5% tổng dân số đất nước. Gần 9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo, (thủ đô không chính thức của đất nước), cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD và là thành phố toàn cầu đứng hàng thứ tư thế giới.[13] Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.

Các nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng đã có người định cư tại Nhật Bản từ thời Thượng kỳ đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ thứ nhất Công Nguyên. Thoạt đầu chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác, chủ yếu là Đế quốc Trung Quốc, tiếp đến là giai đoạn tự cách ly, về sau thoát khỏi sự chi phối của thế giới phương Tây, đã hình thành những nét đặc trưng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Từ thế kỷ XII đến năm 1868, Nhật Bản liên tục thuộc quyền cai trị của các quân nhân phong kiến shogun nhân danh Thiên hoàng. Quốc gia này bước vào quá trình cô lập kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ XVII, và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi một hạm đội của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa với phương Tây. Gần hai thập kỷ nội chiến và bạo loạn đã xảy ra trước khi Thiên hoàng Minh Trị tái thiết lại đất nước trong vai trò nguyên thủ vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, với Thiên hoàng trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những thắng lợi sau chiến tranh Thanh-Nhật, chiến tranh Nga-Nhật và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho phép Nhật Bản mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực của chủ nghĩa quân phiệt. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 đã nhanh chóng lan rộng thành một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1941, mà cuối cùng kết thúc vào năm 1945 sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Từ thời điểm bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, Nhật Bản duy trì chế độ quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử là Quốc hội Nhật Bản.

Nhật Bản là nước thành viên của Liên Hợp Quốc, khối APEC, các nhóm G7, G8 và G20, đồng thời được xem như một cường quốc. Quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới theo GDP danh nghĩa và hạng tư thế giới theo sức mua tương đương. Nó cũng đứng hạng tư hành tinh cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Mặc dù Nhật Bản đã chính thức từ bỏ quyền tuyên chiến, nước này vẫn sở hữu một lực lượng quân đội hiện đại có ngân sách cao thứ tám thế giới, được huy động với mục đích tự vệ và gìn giữ hòa bình. Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và Chỉ số phát triển con người rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất châu Á.  Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về Chỉ số thương hiệu quốc gia, hạng sáu trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015–2016 và giữ vị trí cao nhất ở châu Á về Chỉ số hòa bình toàn cầu. Nhật Bản cũng là quốc gia châu Á đầu tiên đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè và Mùa Đông.

TRUNG QUỐC

Trung Quốc là nước lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Nga và Canada. Đây là nước đông dân nhất thế giới, dân số hơn 1 tỷ người. địa hình tương đối đa dạng với sa mạc, cao nguyên, núi non, và các đồng bằng màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa các con sông Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông… Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được cả thế giới biết đến là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại bên cạnh những danh lam đẹp và nổi tiếng trên thế giới. Hơn nữa, quốc gia này có nền kinh tế phát triển khá mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt là sau khi tiến hành cuộc cải cách mở cửa, thị trường không ngừng được mở rộng, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, cải cách thể chế tiền tệ tiến triển vững chắc, những điều này đã đảm bảo vững chắc cho nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển.

NGA

Nga (tiếng Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya, IPA [rɐˈsʲijə], quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (tiếng Nga: Российская Федерация, là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á – Âu (châu Âu và châu Á).

Nga là nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Ngagiáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,200 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với gần 144 triệu người (ước lượng năm 2015). Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Ávà 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.

Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường, đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bangNga được thành lập sau sự giải tán Liên Xô năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô viết.

Nga có nền kinh tế đứng thứ 12 theo GDP danh nghĩa năm 2016 hay lớn thứ 6 theo sức mua tương đương. GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1.268 tỉ USD, hạng 12 thế giới (năm 2016) sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý, Brazil, Canada và Hàn Quốc. GDP theo sức mua thực tế đạt 3.580 tỉ USD (năm 2015), hạng 6 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Đức). Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân của người Nga tính theo GDP danh nghĩa năm 2016 là 8.928 USD/năm, còn tính theo sức mua tương đương (PPP) là 25.965 USD (năm 2015), xếp hạng 48 thế giới.

Nga có ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ 8 hay thứ 3 theo PPP. Đây là 1 trong 5 nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới.

Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một thành viên của G8 (nhưng nay đã bị khai trừ), G20, APEC, SCO và EurAsEC, và là thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nước Nga có truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, cũng như một truyền thống mạnh về khoa học công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người. Nga cũng là cường quốc có tiếng nói đối trọng mạnh mẽ với Hoa Kỳ.

PHÁP

Pháp (tiếng Pháp: France; phát âm tiếng Pháp: [fʁɑ̃s]), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française [ʁepyblik fʁɑ̃sɛz]), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổPháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 18 vùng của Pháp có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến tháng 1 năm 2017 là gần 67 triệu người. Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux.

Trong thời đại đồ sắt, Chính quốc Pháp là nơi cư trú của người Gaulois thuộc nhóm Celt. La Mã (Roma) sáp nhập khu vực vào năm 51 TCN, tình trạng này kéo dài cho đến năm 486, khi người Frank thuộc nhóm Germain chinh phục khu vực rồi thành lập Vương quốc PhápPháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào hậu kỳ Trung Cổ, giành thắng lợi trong Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào Phục Hưng, văn hoá Phápphát triển, và lập nên một đế quốc thực dân toàn cầu, trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX. Trong thế kỷ XVI, Pháp bị chi phối bởi các cuộc nội chiến tôn giáo giữa thế lực Công giáo La Mã và Tin Lành (Huguenot). Pháp trở thành thế lực chi phối văn hoá, chính trị và quân sự tại châu Âu dưới thời Louis XIV.[7] Đến cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay.

Trong thế kỷ XIX, Napoléon nắm quyền và lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp, các cuộc chiến tranh của Napoléon định hình tiến trình của châu Âu lục địa. Sau khi đế quốc sụp đổ, Pháp trải qua náo động với các chính phủ kế tiếp nhau, đỉnh điểm là thành lập Đệ Tam Cộng hòa Pháp vào năm 1870. Pháp là một bên tham chiến chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất, và giành được đại thắng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp nằm trong khối Đồng Minh song bị phe Trục chiếm đóng vào năm 1940. Sau khi được giải phóng vào năm 1944, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp được thành lập song sau đó bị giải thể trong tiến trình chiến tranh Algérie. Nền Đệ Ngũ cộng hoà dưới quyền Charles de Gaulle được thành lập vào năm 1958 và tồn tại cho đến nay. Algérie và gần như toàn bộ các thuộc địa khác độc lập trong thập niên 1960, song thường duy trì các liên kết kinh tế và quân sự mật thiết với Pháp.

Pháp từ lâu đã có vị thế là một trung tâm của thế giới về nghệ thuật, khoa học và triết học. Pháp có số di sản thế giới UNESCO nhiều thứ ba tại châu Âu, và tiếp đón khoảng 83 triệu du khách nước ngoài vào năm 2012, đứng đầu thế giới. Pháp là một quốc gia phát triển, có nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ chín theo GDP PPP. Về tổng tài sản gia đình, Pháp xếp hạng tư trên thế giới. Pháp có thành tích cao trong các xếp hạng quốc tế về giáo dục, y tế, tuổi thọ dự tính, và phát triển con người. Pháp duy trì vị thế đại cường quốc trên thế giới, là một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và có quyền phủ quyết, đồng thời là một quốc gia có vũ khí hạt nhân chính thức. Đây là một quốc gia thành viên chủ đạo trong Liên minh châu Âu và Khu vực đồng euro. Quốc gia này cũng là thành viên của G7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ.

MỸ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong Tây Bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và México ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hảirải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương.

Với 3,79 triệu dặm vuông (9,826,630 triệu km²) và 322,3 triệu dân (2015), Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 hoặc thứ 4 về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và thứ 3 về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị danh nghĩa) và đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) tính theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ được ước tính cho năm 2015 là trên 18,1 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh nghĩa, và khoảng 16% theo sức mua tương đương). GDP bình quân đầu người củaHoa Kỳ là 56.421 đô la, đứng hạng 5 thế giới theo giá trị thực và hạng 10 theo sức mua tương đương.

Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu quốc”, cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791.

Theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ XIX. Sự kiện này bao gồm việc tiêu diệt các dân tộc bản địa (Diệt chủng người da đỏ), đánh chiếm những lãnh thổ mới, và từng bước thành lập các tiểu bang mới. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Đến cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã mở rộng đến Thái Bình Dương, và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã xác định vị thế cường quốc quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã xác định vị thế siêu cường toàn cầu của Hoa Kỳ, là quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân, và là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Hoa Kỳ cũng đang tồn tại những vấn đề nan giải khó giải quyết (chênh lệch giàu nghèo cao, nạn xả súng bừa bãi, nạn phân biệt chủng tộc, tỷ lệ tội phạm cao, chi phí y tế đắt đỏ…)

DUBAI

Dubai (tiếng Ả Rập: دبيّ Dubayy, phát âm tiếng Việt: Đu-bai) là một thành phố và đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Trong cả nước,Dubai là tiểu vương quốc có dân số đông nhất và diện tích lớn đứng nhì sau Abu Dhabi. Dubai và Abu Dhabi là hai tiểu vương quốc duy nhất có quyền phủ quyết những vấn đề chủ chốt mang tầm quan trọng quốc gia trong cơ quan lập pháp của đất nước.

Tài liệu xưa nhất được ghi lại có đề cập đến Dubai là vào năm 1095, và dạng định cư đầu tiên dưới hình thức đô thị Dubai xuất hiện từ năm 1799. Dubai được bộ tộc Al Abu Falasa của bộ lạc Bani Yas thành lập chính thức vào đầu thế kỷ thứ XIX. Năm 1892, Vương quốc Anh dự định bảo hộ Dubai nhưng Dubai vẫn nằm dưới quyền cai trị của bộ tộc Al Abu Falasa. Chính vị trí địa lý của Dubai khiến cho vương quốc này giữ vai trò là một trung tâm thương mại quan trọng. Đến đầu thế kỷ XX, Dubai trở thành một cảng chủ chốt. Vào năm 1966, năm dầu khí được phát hiện ra, Dubai và tiểu vương quốc Qatar lập nên một đơn vị tiền tệ mới thay thế đơn vị cũ là đồng Rúp Vịnh Ba Tư. Nền kinh tế dầu khí du nhập vào vương quốc này một lượng nhân công nước ngoài khổng lồ, và nhanh chóng bành trướng thành phố này lên 300% kèm theo việc thu về những lợi nhuận dầu khí quốc tế. Vương quốc Dubai hiện đại đã hình thành sau khi Vương quốc Anh rời khỏi khu vực này vào năm 1971. Vào thời điểm này, Dubai cùng với Abu Dhabi và bốn tiểu vương quốc khác đã tạo nên CácTiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Một năm sau đó, Ras al Khaimah tham gia liên bang này. Riêng Qatar và Bahrain vẫn giữ nền quốc gia độc lập.

Năm 1974, liên minh tiền tệ với Qatar đã giải thể và đồng UAE Dirham của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất được phổ biến trên toàn liên bang. Năm 1979, một khu thương mại tự do được xây dựng xung quanh cảng Jebel Ali, cho phép các công ty nước ngoài nhập khẩu lao động và vốn xuất khẩu không hạn chế. Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990 đã khiến cho thành phố có một tác động tiêu cực về tài chính khi những nhà đầu tư rút tiền và những nhà kinh doanh rút khỏi việc buôn bán. Nhưng sau đó, với sự thay đổi về cơ chế chính trị, thành phố đã phục hồi và dần phát triển mạnh.

Ngày nay, Dubai đã nổi lên như một thành phố toàn cầu và một trung tâm kinh tế. Mặc dù nền kinh tế của Dubai được xây dựng dựa theo khuôn mẫu chung hiện tại của UAE là dựa vào ngành công nghiệp dầu khí, nhưng tương tự như các quốc gia phương Tây khác, mô hình kinh doanh của vương quốc này hiện đang thao túng nền kinh tế, hiệu quả thấy được là doanh thu chính của Dubai chủ yếu là từ du lịch, các dịch vụ tài chính và bất động sản. Gần đây, Dubai đã thu hút sự chú ý của thế giới thông qua các dự án xây dựng đổi mới có tính sáng tạo và những sự kiện thể thao lớn. Sự gia tăng chú ý này đã làm nổi bật lên các vấn đề về quyền lao động và nhân quyền liên quan đến lực lượng lao động chủ yếu đến từ vùng Nam Á. Do kết quả của suy thoái kinh tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, thị trường bất động sản của Dubai đã trải qua sự suy giảm lớn trong năm 2008 và 2009.

Thành phố biển Dubai được đánh giá là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, là trung tâm hàng không của khu vực. Ngoài ra còn là một thành phố quốc tế, thể thao, khách sạn, du lịch, triển lãm, tài chính, truyền thông, kinh tế, công nghệ, kiến trúcvà xây dựng. Ốc đảo Dubai Silicon là một công viên công nghệ vi điện tử hiện đang được phát triển ở Dubai. Mặc dù phần lớn diện tích trong 7,2 km2 của dự án phục vụ cho thương mại, dự án này vẫn có khu dân cư và cửa hàng bán lẻ. Ốc đảo Dubai Silicon là sở hữu toàn quyền của Chính phủ Dubai, hoạt động như là một khu vực tự do dành cho các công ty chất bán dẫn, vi điện tử và công nghệ cao, cung cấp đầu mối thị phần các thiết bị công nghệ cho thế giới.

Ý

Ý hay Italia tên chính thức: Cộng hoà Ý (tiếng Ý: Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu. Lãnh thổ Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Dãy Alpes/Alpi giới hạn phần lục địa phía bắc của Ý, tạo thành biên giới trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Vatican nằm lọt trong nước cộng hoà. Ý có diện tích là 301.338 km², và phần lớn có khí hậu ôn đới theo mùa và Địa Trung Hải. Do hình dạng lãnh thổ, Ý thường được ví như lo Stivale (chiếc ủng). Dân số Ý đạt khoảng 61 triệu người, là quốc gia đông dân thứ tư trong Liên minh châu Âu. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng đô thị lớn khác là Milano, Napoli, Torino.

Đế quốc La Mã (Roma) nổi lên thành thế lực chi phối tại bồn địa Địa Trung Hải, trở thành trung tâm lãnh đạo về văn hoá, chính trị và tôn giáo của văn minh phương Tây trong thời kỳ cổ đại. Di sản của đế quốc này được phổ biến và có thể nhận thấy trong luật dân sự, chính phủ cộng hoà, Cơ Đốc giáo và chữ cái Latinh trên toàn cầu. Đến sơ kỳ Trung cổ, xã hội-chính trị Ý sụp đổ trong quá trình người man di xâm lăng, song đến thế kỷ XI, nhiều thành bang và nước cộng hoà hàng hải, chủ yếu tại miền bắc và miền trung Ý, trở nên rất thịnh vượng nhờ chuyên chở đường biển, thương mại và ngân hàng, đặt nền tảng cho chủ nghĩa tư bản hiện đại. Tuy nhiên, một phần lớn miền trung Ý duy trì dưới quyền kiểm soát của Lãnh thổ Giáo hoàng, còn miền nam Ý liên tục bị các thế lực bên ngoài chinh phục. Phục hưng bắt đầu tại Ý và được truyền bá đến phần còn lại của châu Âu. Văn hoá Ý hưng thịnh trong thời kỳ này, sản sinh các học giả, nghệ sĩ và nhà bác học nổi tiếng. Các nhà thám hiểm người Ýnhư Marco Polo và Cristoforo Colombo khám phá các tuyến đường mới đến Viễn Đông và Tân Thế giới. Tuy vậy, sức mạnh thương mại và chính trị của Ý suy yếu đáng kể khi các tuyến hàng hải xuyên Đại Tây Dương và sang Ấn Độ Dương không đi qua Địa Trung Hải.

Các cuộc chiến tranh Ý trong thế kỷ XV và XVI khiến các thành bang Ý kiệt sức. Các quốc gia Ý đã suy yếu này nhanh chóng bị các cường quốc châu Âu chinh phục và thuộc địa hoá, như Pháp, Tây Ban Nha và Áo. Đến giữa thế kỷ XIX, nổi lên phong trào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý và độc lập khỏi quyền cai trị ngoại bang. Ý cuối cùng thống nhất vào năm 1861, trở thành một đại cường quốc sau nhiều thế kỷ. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Vương quốc Ý nhanh chóng công nghiệp hoá, song chủ yếu là tại miền bắc, và giành được một đế quốc thực dân, trong khi miền nam phần lớn bị loại trừ khỏi công nghiệp hoá. Ý là nước chiến thắng chính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, song vương quốc lâm vào một giai đoạn khủng hoảng kinh tế và rối loạn xã hội, mở đường cho chủ nghĩa độc tài phát xít nổi lên vào năm 1922. Ý tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai bên phe Trục và kết quả là thất bại về quân sự, kinh tế bị tàn phá và nội chiến. Sau chiến tranh, Ý bãi bỏ chế độ quân chủ, khôi phục dân chủ, đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng suốt một thời gian dài, và trở thành một nền kinh tế tiên tiến với quy mô lớn dù có các giai đoạn náo động về xã hội-chính trị.

Ngày nay, Ý có GDP danh nghĩa lớn thứ ba trong khu vực đồng euro và đứng thứ tám thế giới, và có của cải quốc gia đứng thứ sáu thế giới. Quốc gia này ở mức rất cao về chỉ số phát triển con người và xếp hạng sáu thế giới về tuổi thọ dự tính. Ý giữ vai trò nổi bật trong các vấn đề kinh tế, quân sự, văn hoá và ngoại giao khu vực và toàn cầu, và là một cường quốc khu vực cũng như đại cường quốc theo nhiều nguồn. Ý là một thành viên sáng lập và chủ đạo trong Liên minh châu Âu, và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, WTO, G7, G20, Liên minh Địa Trung Hải. Ý sở hữu 53 di sản thế giới UNESCO, đứng đầu thế giới, và là đứng thứ năm về số lượng du khách nước ngoài.

Tổng hợp